46 Lượt xem· 03/05/24· Văn hóa - Xã hội

Làng và nghề truyền thống


TungAnh
3 Người đăng ký

Trong cuốn sách Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984), tác giả Trần Từ (tức nhà dân tộc học Nguyễn Đức Từ Chi) viết: “làng là tế bào sống của xã hội Việt Nam, là sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt” (tr. 11-12). Điều đó có nghĩa: làng của người Việt không chỉ là một đơn vị hành chính, đơn vị văn hóa, mà còn là một đơn vị kinh tế, nơi tạo ra sinh kế và tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư đang sinh tụ nơi đó. Đó cũng là lý do mà bên cạnh các làng thuần nông, lấy hoạt động sản xuất nông nghiệp làm sinh kế chính, thì trên lãnh thổ nước ta còn có hàng chục ngàn làng nghề (thủ công nghiệp, ngư nghiệp) với lịch sử hàng trăm năm tuổi, góp phần định hình bộ mặt nông thôn và nền kinh tế phi nông nghiệp của người Việt trong hàng thế kỷ qua.

Xem thêm

Tiếp theo